Cách tự chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc mau chóng hồi phục

Chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc như thế nào? Bởi chăm sóc sau nâng mũi là rất quan trọng, giúp bạn bảo vệ kết quả sau khi phẫu thuật cũng như giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra.

Cách tự chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc mau chóng hồi phục
Cách tự chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc mau chóng hồi phục

Cách chăm sóc sau nâng mũi để mau lành Sau khi nâng mũi, bạn sẽ có những vết mổ trong mũi hoặc trong một số trường hợp, bạn có một vết mổ ở ngoài, giữa vách mũi. Tất cả các vết mổ này thường được khâu lại bằng chỉ khâu tự tiêu.

Bên cạnh đó, bạn còn có một thanh nẹp nhựa dán trên mũi, giúp giữ sụn và xương mũi ở vị trí mới trong quá trình hồi phục hoàn toàn. Thanh nẹp mũi cũng giúp giảm sưng, phù ở mũi sau phẫu thuật.

Trong bài viết này, sẽ chia sẻ cho bạn một số cách chăm sóc sau nâng mũi để quá trình lành diễn ra nhanh hơn.

Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc từ bác sĩ thẩm mỹ

Sau khi nâng mũi, bạn cần chăm sóc mũi cẩn thận để bảo vệ kết quả phẫu thuật và tránh các biến chứng có thể xảy ra. Bên dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn:

  • Sau khi nâng mũi, bạn sẽ có những vết mổ trong mũi hoặc trong một số trường hợp, bạn có một vết mổ ở ngoài, giữa vách mũi. Tất cả các vết mổ này thường được khâu lại bằng chỉ khâu tự tiêu.
  • Bên cạnh đó, bạn còn có một thanh nẹp nhựa dán trên mũi, giúp giữ sụn và xương mũi ở vị trí mới trong quá trình hồi phục hoàn toàn. Thanh nẹp mũi cũng giúp giảm sưng, phù ở mũi sau phẫu thuật.
  • Bạn có thể thấy mũi chảy ra chất nhầy hoặc ít máu trong vài ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật. Đó là điều bình thường. Một số trung tâm phẫu thuật sẽ cho bạn một miếng gạc nhỏ đặt ở dưới mũi để hút bớt dịch tiết từ mũi. Bạn nhớ thay gạc thường xuyên để giữ sạch. Đồng thời, bạn không nên chạm vào bên trong mũi khi mới phẫu thuật xong.
  • Ngoài ra, cách vệ sinh sinh mũi sau khi nâng thường được khuyến cáo đó là dùng nước muối sinh lý xịt rửa bên trong mũi khoảng 2 ngày sau khi nâng mũi. Nước muối sẽ giúp làm sạch các vết thương trong niêm mạc mũi. Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý trong ít nhất 3 tháng và không sử dụng bất kỳ loại thuốc xịt mũi nào khác, trừ khi có sự hướng dẫn từ nhân viên y tế.
Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc từ bác sĩ thẩm mỹ
Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc từ bác sĩ thẩm mỹ
  • Nếu thực hiện phẫu thuật nâng mũi mở, bạn có một vết mổ ở giữa mũi và có thể dùng thuốc mỡ bôi lên vết thương đó. Sử dụng bông gòn thoa thuốc mỡ lên vết thương khoảng 3 lần/ngày để giúp hòa tan chỉ khâu y tế. Bạn cứ tiếp tục bôi thuốc mỡ cho đến khi chỉ khâu tiêu hoàn toàn, có lẽ mất khoảng 1 tuần.
  • Trường hợp bạn nâng mũi bằng sụn ở tai, vết mổ ở tai cũng tương tự như ở mũi và bạn cũng dùng thuốc mỡ thoa lên vết mổ tương tự.
  • Bác sĩ sẽ tháo thanh nẹp cố định mũi sau khoảng 1 tuần. Bạn vẫn có thể rửa mặt, gội đầu sau khi phẫu thuật nhưng lưu ý không để nước chảy trực tiếp lên nẹp. Bạn có thể rửa các vết mổ trên mặt.

Xem thêm: Nâng mũi cấu trúc bao lâu thì gom lại

Cần chăm sóc kỹ càng sau khi nâng mũi 

Sau khi nâng mũi, bạn cần chú ý hoạt động cẩn thận để bảo vệ mũi và kết quả phẫu thuật.

Sau khi nâng mũi, bạn cần nằm ngửa khi ngủ với đầu được kê cao hơn bình thường trong vài đêm. Nếu nằm nghiêng, bạn có thể bị sưng ở một bên mũi.

Đặt một túi nước đá lên trên thanh nẹp và vùng giữa hai mắt cả ngày cho đến buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này ngăn ngừa bầm tím ở mắt, giảm sưng ở mũi và mặt. Điều này cũng làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Trong tuần đầu tiên, bạn cần lưu ý:

Đi bộ nhiều Không xì mũi Không chạy hay tập thể dục quá sức Không nâng những vật nặng hơn 4,5kg (bao gồm bế trẻ nhỏ) Không cúi người với đầu chúi xuống Tránh căng thẳng quá mức Giới hạn các hoạt động tình dục Bạn có thể đeo kính nếu chúng không ấn quá chặt vào thanh nẹp trên mũi hoặc đeo kính áp tròng.

Sau khi tháo nẹp, bạn nên hạn chế đeo kính quá nhiều và chọn những gọng kính nhẹ nhất có thể. Bạn không nên đeo kính gọng nhựa quá to có thể làm ép chóp mũi. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ cảm thấy khá đau hai bên mũi trong một thời gian, có thể kéo dài đến 3–4 tháng.

Không lái xe trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật nếu bạn được dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau có chứa chất gây nghiện nào.

Cách sử dụng thuốc sau nâng mũi

Bạn sẽ được kê toa thuốc giảm đau, giúp chăm sóc mũi sau phẫu thuật, theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một số thuốc kháng sinh cũng được kê toa, bạn hãy nhớ uống đúng theo hướng dẫn cho đến khi hết liều dùng.

Bạn có thể được kê toa thuốc kháng viêm dexamethasone trong 1 tuần để giúp giảm sưng, viêm và các tình trạng khó chịu. Ngoài ra, thuốc chống bầm cũng được bác sĩ kê đơn, luôn nhớ rằng bạn phải uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng các loại thuốc thông thường hay bổ sung vitamin sau khi phẫu thuật.

chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc- sử dụng thuốc theo chỉ định
chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc – sử dụng thuốc theo chỉ định

Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ 

Sau khi nâng mũi cấu trúc khoảng 7–10 ngày, bác sĩ sẽ tháo bỏ nẹp mũi cho bạn và làm sạch mũi nhẹ nhàng. Bạn nên tái khám khoảng 1 tháng sau khi phẫu thuật.

Cách tự chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc mau chóng hồi phục - tái khám đúng lịch hẹn
Cách tự chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc mau chóng hồi phục – tái khám đúng lịch hẹn

Sau đó, sau 3, 6 và 9 tháng, bạn nên đến khám định kỳ, theo dõi tình trạng sức khỏe. Điều này thường sẽ không tốn thêm phí tái khám. Bạn cũng có thể chụp ảnh hậu phẫu để so sánh trước và sau khi nâng mũi.

Xem thêm: Nâng Mũi Có Được Uống Bia Không?

Các loại thực phẩm cần bổ sung sau nâng mũi cấu trúc

Bạn nên chú ý đến những thực phẩm sau nâng mũi nên ăn có chức năng hỗ trợ lành sẹo như:

Những thực phẩm giàu Vitamin C

Những thực phẩm giàu Vitamin C không chỉ quan trọng đối với cơ thể con người mà còn có tác dụng chữa lành sẹo rất tốt. Vitamin C giúp tái tạo collagen có trong cơ thể. Khi bước vào tuổi 25 lượng collagen sẽ bị giảm dần dẫn đến các quá trình lão hóa, phục hồi làn da.

Vì vậy, sau khi nâng mũi bạn cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm, dưỡng chất giàu Vitamin C để tăng lượng collagen trong cơ thể. Khi cơ thể có đủ Collagen sẽ giúp quá trình phục hồi da hư tổn diễn ra nhanh hơn.

Vitamin C giúp kích thích vùng da bị tổn thương sản sinh ra da mới. Bên cạnh đó, nó giúp tái tạo các mô, dây chằng, mạch máu có trong da nhất là vùng da bị tổn thương. Lượng Vitamin C cần thiết mỗi ngày là 200mg.

Cách tự chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc - Bổ sung đủ vitamin
Cách tự chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc – Bổ sung đủ vitamin

Những thực phẩm chứa Vitamin A

Vitamin A có chức năng chính là chống oxy hóa tự nhiên. Nó giúp hình thành, tái tạo lớp da bị tổn thương nhanh chóng. Cũng giống như vitamin C, Vitamin A giúp tạo ra lượng collagen cần thiết cho cơ thể.

Những thực phẩm chứa vitamin A mà bạn có thể bổ sung như: Các loại trứng (nhất là trứng gà), sữa tươi, rau củ và đặc biệt là những loại có màu vàng hoặc màu cam như: Cà rốt, khoai lang,…

Những thực phẩm chứa kẽm

Kẽm là một nguyên tố vi lượng có trong các mô của cơ thể. Chức năng chính của kẽm là tổng hợp protein, chất béo và đặc biệt là tạo ra collagen mới nhằm kích thích quá trình chữa lành vết thương. Mỗi ngày, bạn nên bổ sung 15-50mg kẽm.

Hy vọng rằng những thông tin về vấn đề “chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc” trên có thể giúp bạn có thêm kinh nghiệm để tự chăm sóc. Bên cạnh đó bạn cần tìm một bác sĩ sửa mũi có tâm và tận tình chăm sóc khách hàng, giúp mau chóng có một dáng mũi đẹp như mong muốn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *