Nâng Mũi Ăn Rau Răm Được Không? 4 Loại Rau Nên Ăn Sau Khi Nâng Mũi

Sau khi nâng mũi, chế độ ăn uống rất quan trọng giúp vết thương hồi phục nhanh chóng. Chính vì thế, bạn nên có chế độ ăn uống đúng cách để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mũi sau khi nâng. Vậy, nâng mũi ăn rau răm được không? Hãy cùng bacsisuamui.com tìm hiểu nhé!

Nâng mũi ăn rau răm được không?

Nâng mũi ăn rau răm được không?

Nếu bạn là một tín đồ của rau răm, chắc hẳn bạn đã biết đến hương vị thơm ngon của nó trong các món ăn như: nộm gà, cháo lươn, trứng vịt lộn hay bánh cuốn. 

Ngoài việc làm gia vị trong các món ăn, rau răm còn được biết đến như một loại thảo dược có nhiều tác dụng chữa bệnh, chẳng hạn như: chữa đau bụng, cước, hắc lào, tràng ghẻ,… Điều này khiến rau răm luôn được nhiều người yêu thích và là “gia vị” quen thuộc trong mỗi bữa ăn. 

Rau răm có tính nóng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục của mũi sau khi nâng.

Rau răm có nhiều công dụng “thần kỳ” như vậy, liệu nâng mũi ăn rau răm được không? Đọc tiếp phần bên dưới để có câu trả lời chi tiết hơn về vấn đề này nhé!

Theo các bác sĩ thẩm mỹ cho rằng, rau răm thuộc nhóm thực phẩm nên tránh ăn sau khi nâng mũi. Lý do là vì rau răm có tính nóng, gây chảy máu mũi sau khi ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục của mũi sau khi nâng. 

Sau khi khoảng từ 1 – 2 tháng, khi vết thương đã hoàn toàn hồi phục và mũi đã dần ổn định, bạn có thể thoải mái ăn rau răm mà không cần đắn đo.

Xem thêm: Nâng Mũi Có Ăn Được Cá Sông?

4 Loại Rau Nên Ăn Sau Khi Nâng Mũi

Như đã đề cập trên, sau khi nâng mũi bạn nên kiêng rau răm. Tuy vậy, đa số các loại rau đều mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể của chúng ta. Theo các chuyên gia dinh dưỡng có tới 4 loại rau mang giá trị dinh dưỡng cao mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng.

Rau ngót

Rau ngót mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt với những người vừa trải qua phẫu thuật. Thành phần vitamin C và vitamin A chứa trong rau ngót giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi vi khuẩn đồng thời các thành phần khác như: kẽm, đồng, canxi, sắt có trong rau cũng giúp quá trình hồi phục của vết thương diễn ra nhanh chóng. 

Rau ngót mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ

Lượng khuyên dùng: Có thể sử dụng 50g rau ngót/ ngày

Lưu ý: Bạn không nên ăn quá nhiều rau ngót cùng lúc vì điều này có thể cản trở quá trình hấp thu canxi. Khi chế biến, hãy để nguyên lá rau ngót mà không bóp nát để tránh mất chất dinh dưỡng. 

Bông cải xanh

Bông cải xanh là loại rau dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời mà bạn nên bổ sung vào thực đơn sau khi nâng mũi. Bông cải xanh chứa các thành phần chính như: vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy,… Những chất này đều cực kỳ hữu ích cho sức khỏe, giúp cải thiện đề kháng và tăng cường quá trình hồi phục của vết thương. 

Bông cải xanh chứa nguồn dinh dưỡng tuyệt vời

Lượng khuyên dùng: Có thể ăn 400g bông cải xanh mỗi ngày.

Lưu ý: Để đảm bảo chất dinh dưỡng của bông cải xanh, bạn không nên luộc quá chín. Mặc dù bông cải xanh mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khoẻ, tuy nhiên đối với những người có bệnh lý như dạ dày hoặc gout, không nên ăn bông cải xanh để tránh gây hại tới sức khỏe. Hãy cẩn trọng và lựa chọn sử dụng các món ăn phù hợp để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

Rau mầm

Rau mầm chứa rất nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch. Ngoài ra, vitamin nhóm B có trong rau mầm còn giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng như: chất xơ, sắt, kali,… Đặc biệt, lượng omega-3 trong rau mầm cũng rất hữu ích, giúp giảm viêm và tốt cho quá trình phục hồi của bệnh nhân sau nâng mũi. 

Lượng omega-3 trong rau mầm cũng rất hữu ích, giúp giảm viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương

Lượng khuyên dùng: Chỉ nên ăn 50g rau mầm mỗi ngày để tốt cho sức khỏe.

Lưu ý: Bạn nên sử dụng rau mầm ngay sau khi mua về, chỉ nên bảo quản tối đa trong tử lạnh từ 3-4 ngày.

Rau bina

Rau chân vịt, còn gọi là rau bina. Đây là loại rau giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi sau nâng mũi diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra, rau bina còn có nhiều tác dụng khác như cải thiện thị lực, giảm huyết áp hiệu quả và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Rau bina hya còn gọi là rau chân vịt

Lượng khuyên dùng: Nên sử dụng 200-300g cải bó xôi/ ngày.

Lưu ý: Nếu bạn bị sỏi thận hoặc có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, thì nên hạn chế sử dụng rau bina. Hơn nữa, đừng ăn quá nhiều rau bina để tránh cản trở sự hấp thu canxi của cơ thể.

Chuyên gia thẩm mỹ hướng dẫn chăm sóc mũi sau nâng đúng cách

Sau khi nâng mũi, bạn cần chăm sóc vết thương cho đến khi hồi phục hoàn toàn. Để đạt được kết quả thẩm mỹ tốt nhất, hãy tuân theo các hướng dẫn sau:

  • Không sờ vào vùng mũi mới phẫu thuật để tránh tụ máu hoặc chảy máu.
  • Uống thuốc đầy đủ theo đơn kê của bác sĩ
  • Vệ sinh vùng mũi 2-3 lần/ngày bằng nước muối sinh lí 
  • Bạn nên chườm lạnh vùng quanh mũi trong vòng 48h sau khi nâng mũi
  • Tái khám đúng hẹn với bác sĩ để được kiểm tra quá trình hồi phục cũng như đưa ra biện pháp xứ lý kịp thời nếu có rủi ro đáng tiếc xảy ra
  • Có thể gội đầu và tắm rửa bình thường nhưng hạn chế để nước tiếp xúc trực tiếp với vết thương. 
  • Không đi xông hơi hoặc vận động mạnh trong 4 tuần đầu sau khi nâng mũi.

Xem thêm: Sau Khi Nâng Mũi Nên Ăn Gì?

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có lời giải đáp cho vấn đề nâng mũi ăn rau răm được không và hiểu rõ hơn về cách chăm sóc sau khi nâng mũi. Liên hệ ngay với website bác sĩ sửa mũi nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến lĩnh vực làm đẹp. Các chuyên gia thẩm mỹ tại bác sĩ sửa mũi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn. Chúc bạn sớm có được dáng mũi đẹp hoàn hảo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *