Bạn vừa mới nâng mũi và đang tự hỏi rằng: “Nâng mũi có được ngáp không?”. Sau khi nâng mũi bạn cần phải cẩn thận với mọi hoạt động xung quanh vùng mũi. Do đó không ít người lo lắng ngáp sẽ tác động xấu đến dáng mũi mới nâng. Vậy nâng mũi có ngáp được không? Có gây ảnh hưởng gì đến dáng mũi không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn xoay quanh vấn đề này.

Nâng mũi có được ngáp không?
Nâng mũi hiện nay là phương pháp làm đẹp phổ biến để định hình lại dáng mũi. Mặc dù đây là tiểu phẫu đơn giản nhưng cần thực hiện cẩn thận vì nó có tác động xâm lấn vào vùng mũi. Sau khi thực hiện nâng mũi, bạn cần phải kiêng khem để đảm bảo mũi được hồi phục tốt nhất.
Liệu ngáp có tác động đến dáng mũi hay không? Sau khi nâng mũi, bạn vẫn có thể hoạt động cơ mặt bình thường như cười, khóc, trò chuyện hoặc ngáp. Tuy nhiên, vùng mũi cần thời gian để ổn định và đạt được dáng mũi đẹp như ý.

Các chuyên gia thẩm mỹ khuyến cáo bạn nên hạn chế những hoạt động cơ mặt trong khoảng hai tuần đầu sau nâng mũi để đảm bảo cấu trúc của mũi đã ổn định. Bởi vì, bất kỳ hoạt động nào của cơ mặt cũng sẽ tác động ít nhiều đến vùng mũi sau khi nâng.
Đặc biệt, cơ miệng tác động nhiều lên những mô lân cận như vùng mũi, cằm, quanh má,…Vì vậy, khi bạn ngáp quá to, cơ miệng của bạn sẽ tác động đến mũi, gây sưng, nhức và kéo dài thời gian hồi phục.
Nghiêm trọng hơn, đầu mũi có thể bị kéo xuống, lệch hoặc cong nếu bạn thường xuyên ngáp quá to. Nếu bạn ngáp quá to trong thời gian vết khâu còn mới, vết thương có thể bị chảy máu, sưng viêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Để có được dáng mũi đẹp như ý bạn nên hạn chế cử động mạnh cơ mặt và không nên ngáp quá to. Thay vào đó, bạn nên ngủ đủ giấc để không mệt mỏi và ngáp một cách nhẹ nhàng hơn. Đảm bảo vết thương mau lành và giảm thiểu tình trạng đau nhức, sưng bầm trong quá trình hồi phục.
Sau nâng mũi cần kiêng ngáp trong bao lâu

Trong 7-10 ngày đầu tiên, đó là khoảng thời gian nhạy cảm nhất vì vết thương còn hở và dáng mũi chưa hoàn toàn ổn định. Vì vậy, bạn nên hạn chế tác động lên mũi càng nhiều càng tốt và không nên ngáp to quá, nên ngáp nhẹ nhàng để tránh các cơ tác động lên vùng mũi.
Sau khi đã qua khoảng thời gian 10 ngày, bạn có thể thoải mái hơn một chút nhưng vẫn cần hạn chế ngáp quá nhiều. Bạn cũng không cần phải giữ quá chặt chế độ sinh hoạt như ở các ngày đầu, nhưng hãy chú ý giữ mức độ an toàn. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn vẫn có thể ngáp, nhưng đừng ngáp quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn.
Bạn nên duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo cho mũi sớm bình phục. Hãy nhớ, sau nâng mũi, thời gian để mũi hồi phục là rất quan trọng, vì vậy hãy cẩn thận và chú ý khi tiếp xúc với vùng quanh mũi.
Xem thêm: Sau Nâng Mũi Bao Nhiêu Ngày Có Thể Rửa Mặt? 3 Giai Đoạn Quan Trọng
Những hành động có thể ảnh hưởng đến dáng mũi sau khi phẫu thuật
Sau khi nâng mũi, để đảm bảo mũi hồi phục tốt hơn bạn cần hạn chế một số hoạt động mạnh sau đây:
- Không nên sờ, chạm vào vùng mũi.
- Hạn chế các hoạt động như chạy nhảy, leo núi, bơi lội,…
- Tránh ngủ nằm sấp hoặc các tư thế ngủ ảnh hưởng đến vùng mũi sau khi nâng.
- Không nên vận động quá nhiều phần cơ mặt, hãy để khuôn mặt thả lỏng để đạt được
Những lưu ý giúp bạn đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương
Vệ sinh mũi mỗi ngày
Vệ sinh mũi hàng ngày là điều rất quan trọng sau khi nâng mũi. Hãy vệ sinh mũi đúng cách để giữ cho mũi sạch sẽ và ngăn ngừa viêm nhiễm. Bạn cần vệ sinh mũi 2 lần mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
Xem thêm: Cách Vệ Sinh Mũi Sau Khi Nâng Bài Bản, Hiệu Quả
Chườm lạnh
Vào những ngày đầu sau phẫu thuật, mũi sẽ bị sưng và bầm da. Để giảm sưng và đau, cần chườm túi đá lạnh. Tuy nhiên, hãy nhớ không để nước thấm vào vết khâu.

Tránh vận động
Sau khi nâng mũi, hãy tránh các hoạt động mạnh trong hơn 1 tuần, bao gồm chạy nhảy, tập thể dục, bơi lội,… Ngoài ra, tư thế ngủ cũng rất quan trọng, bạn nên tránh nằm nghiêng hay nằm sấp tạo áp lực lên mũi.
Không sờ lên mũi
Bạn cần hạn chế sờ, chạm hoặc ngoáy mũi để trong thời gian đầu sau khi nâng để tránh lệch sóng. Ngay cả khi sờ nhẹ hay chạm nhẹ lên mũi cũng không nên vì tay luôn mang theo nhiều vi khuẩn gây ảnh hưởng xấu đến vết thương.
Bổ sung dinh dưỡng
Bạn nên tránh ăn thức ăn cứng và nhai lâu để không ảnh hưởng đến dáng mũi sau khi nâng. Thay vào đó, hãy ăn thực phẩm mềm như cháo loãng, súp rau củ, sữa,… để giữ cho vùng mũi không bị tổn thương.

Bên cạnh đó, hãy bổ sung nguồn thực phẩm giàu vitamin và uống các loại nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Uống thuốc và tái khám
Sau khi nâng mũi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giúp phục hồi vết thương, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm cơn đau. Hãy uống thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, đừng quên tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng phục hồi của bạn
Lưu ý dành cho những bạn có ý định nâng mũi
Nếu bạn đang có ý định nâng mũi, điều quan trọng đầu tiên chính là tìm cơ sở thẩm mỹ uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và có kỹ thuật tốt để đảm bảo an toàn sức khỏe và mang lại kết quả thẩm mỹ tối ưu nhất.
Bác sĩ sửa mũi là cơ sở thẩm mỹ uy tín, chuyên gia trong lĩnh vực thẩm mỹ nâng mũi với 15 năm kinh nghiệm và hơn 3.000 ca nâng mũi thành công. Chúng tôi luôn cập nhật các phương pháp nâng mũi tiên tiến nhất hiện nay như: nâng mũi cấu trúc, nâng mũi bọc sụn tự thân và nâng mũi sụn sườn,… Để mang đến cho khách hàng trải nghiệm làm đẹp tuyệt vời nhất.



Với thắc mắc nâng mũi có được ngáp không, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Lựa chọn đúng cơ sở uy tín và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ sửa mũi bạn sẽ mau chóng sở hữu dáng mũi “thần thánh”.
Bs Phùng Mạnh Cường
Tác giả: Phùng Mạnh Cường là giáo sư thỉnh giảng tại Hàn Quốc. Các đề tài của bác sĩ được giới chuyên môn đánh giá cao. Hiện nay, tên tuổi bác sĩ Phùng Mạnh Cường được nhiều người biết đến nhờ những thành tích nổi bật trong phẫu thuật nâng mũi, sửa sống mũi....
Xem thêm các bài viết Bs CKI Phùng Mạnh Cường