Nâng Mũi Xong Đầu Mũi Bị Đỏ – 5 Nguyên Nhân Thường Gặp

Nhiều người đã và đang đối mặt với tình trạng nâng mũi xong đầu mũi bị đỏ. Khi gặp phải vấn đề này, không ít người lo lắng và cảm thấy bất an. Liệu đầu mũi đỏ có nguy hiểm không? Có phải là dấu hiệu của biến chứng? Đừng vội lo lắng! Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức xoay quanh vấn đề đầu mũi đỏ sau khi nâng mũi. 

Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi và 5 nguyên nhân thường gặp
Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi và 5 nguyên nhân thường gặp

Dấu hiệu nhận biết đầu mũi bị đỏ sau khi nâng

Da đầu mũi căng cứng

Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất khi đầu mũi bị đỏ chính là phần da ở mũi trở nên căng cứng. Cùng với đó là sự xuất hiện của nốt mẩn đỏ gây cảm giác đau nhức khó chịu. 

Thường thì tình trạng này chỉ kéo dài trong vài ngày và sẽ không đem lại hệ quả gì. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài mà không có sự thuyên giảm thì bạn cần phải chú ý vì rất có thể đó là biểu hiện của biến chứng sau khi nâng mũi.

Đầu mũi sưng đỏ

Đôi khi, hiện tượng mũi bị đỏ có thể xảy ra sau 1-2 năm sau khi nâng mũi. Điều này thường xảy ra ở phương pháp nâng mũi truyền thống, các bác sĩ chỉ sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao dáng mũi. 

Hiện tượng mũi bị đỏ có thể xảy ra sau 1-2 năm sau khi nâng mũi
Hiện tượng mũi bị đỏ có thể xảy ra sau 1-2 năm sau khi nâng mũi

Do đó, biến chứng có thể xảy ra sau 1-2 năm khi chất lượng sụn bị giảm sút. Da đầu mũi bị bào mòn, gây mỏng da, dẫn đến đầu mũi sưng to và ửng đỏ. 

Nếu không được xử lý kịp thời, mũi có thể bị tụt sống gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khoẻ.

Ngày nay công nghệ thẩm mỹ ngày càng phát triển, các bác sĩ thường sử dụng phương pháp nâng mũi bọc sụn tự thân để khắc phục tình trạng đỏ đầu mũi sau khi nâng, mang đến cho bạn dáng mũi đẹp bền bỉ với thời gian.

Bầm tím, phù nề

Những vết bầm sau khi nâng mũi không thuyên giảm theo thời gian thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám
Những vết bầm sau khi nâng mũi không thuyên giảm theo thời gian thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám

Đầu mũi sưng to, xuất hiện vết bầm tím xung quanh khu vực mũi. Những vết bầm tím xung quanh phần mũi ngày càng nhiều và không có dấu hiệu thuyên giảm, rất có thể bạn đang gặp phải biến chứng sau phẫu thuật. Trong trường hợp này bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi

Sau khi nâng mũi, hiện tượng bóng đỏ đầu mũi là dấu hiệu phổ biến. Tuy nhiên không phải tình trạng nào cũng là bình thường, có một số triệu chứng kèm theo báo hiệu nguy cơ nhiễm trùng mũi. Vì thế, để xử lý kịp thời và hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Phản ứng bình thường của cơ thể

Sau khi nâng mũi, tình trạng đỏ đầu mũi xảy ra là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ kéo dãn phần da ở đầu mũi để bao bọc miếng sụn được đặt vào, khiến cho da ở đầu mũi trở nên mỏng hơn. Đồng thời, mao mạch cũng bị tổn thương do quá trình nâng mũi, dẫn đến việc đầu mũi bị sưng và đỏ.

Bên cạnh đó, khi xuất hiện vết thương ở một bộ phận, cơ thể sẽ kích hoạt chế độ tự phục hồi. Trong trường hợp này, lượng máu chảy đến vùng mũi sẽ tăng, dẫn đến đầu mũi bị đỏ.

Dị ứng với chất độn làm đầu mũi bị đỏ sau nâng

Một nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đỏ đầu mũi là do dị ứng với chất liệu độn. Các chuyên gia đã đưa ra hai giả thuyết để giải thích nguyên nhân này.

  • Chất liệu độn kém chất lượng: không được đảm bảo an toàn gây kích ứng mũi, dẫn đến sưng đỏ cũng như nguy cơ bị nhiễm trùng. Trong trường hợp nghiêm trọng, mũi có thể bị hoại tử nếu không được phẫu thuật để loại bỏ chất liệu độn kịp thời.
  • Do cơ địa của từng người: Cơ thể không thích nghi được với vật thể lạ, do đó cơ thể sẽ hoạt động cơ chế đào thải để loại bỏ sụn, gây ra hiện tượng sưng đau và đỏ đầu mũi.

Do da mũi quá mỏng làm đỏ đầu mũi

Nếu bạn có phần da đầu mũi mỏng, sau khi nâng mũi sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng đỏ đầu mũi. Nếu chỉ nâng sụn thông thường mà không bọc đầu mũi, phần sụn sẽ ngày càng bào mòn da dẫn đến tình trạng bóng đỏ, lộ sóng mũi và rất đau.

Da đầu mũi mỏng, sau khi nâng mũi sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng đỏ đầu mũi
Da đầu mũi mỏng, sau khi nâng mũi sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng đỏ đầu mũi

Một số trường hợp khác là do chất liệu độn quá cứng, quá dài hoặc quá cao chứ không phải do da mỏng. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần đến đơn vị thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ tư vấn dáng mũi phù hợp và đảm bảo an toàn.

Nâng mũi bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng sau khi nâng mũi, có thể dẫn đến hiện tượng đầu mũi sưng đỏ. Việc bóng đỏ đầu mũi do biến chứng nhiễm trùng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, thậm chí là sau 10 – 20 năm sau khi nâng mũi.

Các chuyên gia thẩm mỹ chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sau khi nâng mũi, bao gồm: 

  • Kỹ thuật nâng mũi kém 
  • Quy trình nâng mũi không an toàn
  • Khách hàng bị dị ứng với chất liệu nâng mũi
  • Chăm sóc sau phẫu thuật không đúng cách

Ngoài dấu hiệu sưng đỏ đầu mũi, nhiễm trùng do nâng mũi còn có các triệu chứng khác như: sưng tấy, đau đớn, phù nề, chảy dịch và thậm chí có thể rỉ máu.

Xem thêm: Cảnh Giác Với 3 Dấu Hiệu Nhiễm Trùng Sau Khi Nâng Mũi

Sau phẫu thuật bao lâu thì mũi hết bị đỏ?

Sau 7-10 ngày sau khi nâng, mũi sẽ hết bị đỏ
Sau 7-10 ngày sau khi nâng, mũi sẽ hết bị đỏ

Thời gian để mũi dần hồi phục và hết đỏ đầu mũi là từ 7-10 ngày sau khi nâng mũi. Trong thời gian đầu, mũi của bạn sẽ bị đau nhức, bầm tím và sưng đỏ. 

Tuy nhiên, sau 3-7 ngày, các triệu chứng này sẽ dần giảm và mũi sẽ bắt đầu thích nghi với sự thay đổi mới. Sau 10 ngày, đầu mũi sẽ không còn đỏ và sưng nữa và sau 30 ngày mũi sẽ hồi phục hoàn toàn. 

Mặc dù sưng đỏ là phản ứng tự nhiên sau khi nâng mũi, nhưng triệu chứng sưng đỏ kéo dài hơn 10 ngày, bạn hãy đến cơ sở thẩm mỹ để được kiểm tra và xử lý kịp thời tránh những rủi ro không mong muốn.

Xem thêm: Nâng mũi bao lâu thì được mang thai?

Cách khắc phục sống mũi bị đỏ sau khi nâng

Chườm và uống thuốc đầy đủ

Trong vòng 7 ngày đầu sau khi nâng mũi, nếu bạn cảm thấy đau và bị sưng đỏ, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm để giảm cảm giác khó chịu, giúp đầu mũi phục hồi nhanh hơn. 

Bắt đầu bằng cách áp dụng chườm lạnh vào trong 48 giờ đầu sau khi nâng và sau đó chuyển sang chườm nóng những ngày còn lại.

Đừng quên uống thuốc đầy đủ theo đơn kê của bác sĩ để đẩy nhanh quá trình hồi phục nhé!

Bọc đầu mũi

Nếu da đầu mũi của bạn quá mỏng và dễ bị tổn thương, bạn có thể chọn phương pháp nâng mũi bọc sụn. Kỹ thuật này sẽ bảo vệ đầu mũi của bạn bằng cách bọc một lớp sụn mỏng được lấy từ tai hoặc sử dụng sụn nhân tạo. Nâng mũi bọc sụn giúp bảo vệ đầu mũi khỏi nguy cơ bị đỏ hoặc thủng, giúp đầu mũi của bạn trông đẹp và có độ bay tự nhiên.

Nâng mũi bằng sụn tự thân để hạn chế tình trạng đầu mũi bóng đỏ
Nâng mũi bằng sụn tự thân để hạn chế tình trạng đầu mũi bóng đỏ

Tháo bỏ vật liệu và tái phẫu thuật

Đỏ đầu mũi do sử dụng vật liệu thô cứng hoặc nâng quá cao sẽ dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng. Với trường hợp này, hầu hết các bác sĩ chuyên môn sẽ khuyên bạn nên tháo chất liệu độn ra và đợi cho mũi hồi phục hoàn toàn. Sau đó, bạn có thể tái phẫu thuật nâng mũi bằng phương pháp khác hiện đại và an toàn hơn.

Bác sĩ chuyên môn sẽ khuyên bạn nên tháo chất liệu độn ra
Bác sĩ chuyên môn sẽ khuyên bạn nên tháo chất liệu độn ra

Nâng mũi bọc sụn là giải pháp hoàn hảo giúp tránh tình trạng đỏ đầu mũi và hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Với phương pháp này các bác sĩ sẽ sử dụng sụn tai để bọc đầu mũi giúp tăng tỷ lệ tương thích với cơ thể so với những phương pháp nâng mũi khác. 

Kỹ thuật này sẽ giúp mũi cao hài hòa và cân đối với khuôn mặt. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất bạn nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín.

Bacsisuamui.com – cơ sở thẩm mỹ nâng mũi hàng đầu Việt Nam. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ, đội ngũ bác sĩ sửa mũi có tay nghề vững chắc và nền tảng chuyên môn dày dặn sẽ mang đến bạn dáng mũi cao đẹp tự nhiên và đảm bảo an toàn.

Phương pháp nâng mũi bọc sụn tự thân tại bác sĩ sửa mũi được chuyển giao công nghệ 100% từ Hàn Quốc với các thiết bị hiện đại và phòng phẫu vô trùng đạt chuẩn y tế.

Dưới đây là một số hình ảnh khách hàng tại website bác sĩ sửa mũi

Nâng mũi bọc sụn tại bác sĩ sửa mũi
Nâng mũi bọc sụn tại bác sĩ sửa mũi
Hoá hot girl sau 1 tháng nâng mũi bọc sụn
Hoá hot girl sau 1 tháng nâng mũi bọc sụn
Nâng mũi bọc sụn tự thân hạn chế tình trạng đào thải của cơ thể
Nâng mũi bọc sụn tự thân hạn chế tình trạng đào thải của cơ thể

Trên đây là toàn bộ thông tin mà bác sĩ sửa mũi muốn gửi tới bạn về vấn đề nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi. Mong rằng với tất cả những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *